Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. Kiểm toán độc lập cung cấp cho những người sử dụng kết quả kiểm toán sự hiểu biết về những thông tin tài chính họ được cung cấp có được lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực theo qui định hay không và các thông tin đó có trung thực và hợp lý hay không. Công ty kiểm toán Thái Dương xin được gửi đến quý vị các thông tin về vai trò cũng như các bước của kiểm toán và dịch vụ kiểm toán tại Quảng Bình của công ty kiểm toán Thái Dương chúng tôi.
Vai trò của kiểm toán độc lập:
Luật pháp yêu cầu và để yên lòng cho người sử dụng thì các báo cáo tài chính phải được kiểm toán và chỉ có những thông tin kinh tế đã được kiểm toán mới là căn cứ tin cậy cho việc đề ra các quyết định hiệu quả và hợp lý. Việc các qui định mang tính pháp lý bắt buộc các thông tin tài chính trước khi công bố phải được kiểm toán, điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toán trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Kiểm toán độc lập không thể thiếu được của hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quan lý của Nhà nước. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm toán, còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung.
Quy trình tổng thể cho quá trình kiểm toán:
– Lập kế hoạch kiểm toán
– Thực hiện kiểm toán
– Kết thúc kiểm toán
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán:
– Để đảm bảo kiểm toán có hiệu quả hay không , kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Có ba lý do chính cho việc lập kế hoạch kiểm toán một cách đúng đắn:
+ giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp
+ giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý
+ tránh những bất đồng với khách hàng
– Phạm vi kế hoạch kiểm toán có thể thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, và tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Thông thường kiểm toán bao gồm hai bộ phận là kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán. Đối với những cuộc kiểm toán quy mô lớn, tính chất phức tạp đạu bàn rộng hoặc hợp đồng kiểm toán nhiều năm cần lập kế hoạch chiến lược. Kế hoạch chiến lược đưa ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cậ và tiến trình của cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược có thể được lập thành một bàn riêng hoặc cấu tạo thành một phần trong kế hoạch tổng thể.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm hai bước:
+ Bước thực hiện các khảo sát nếu kiểm toán viên tin rằng kết quả khảo sát cho phép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Kết quả của loại khảo sát này là những yếu tố cơ bản xác định phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư.
+ Bước tiếp theo là thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các số dư cũng như thực hiện các kiểm tra chi tiết bổ sung. Thủ tuc phân tích dùng để kiểm tra tính hợp lý chung của các nghiệp vụ và số dư. Kiểm tra chi tiết các số dư là những thủ tục cụ thể cần thực hiện để kiểm tra những sai sot bằng tiền trong các khoản mục chi tiêu trong báo cáo tài chính.
Bước 3: Kết thúc kiểm toán
– Sau khi các công việc được thực hiện ở hai giai đoạn trên thì lập tức phải tổng hợp kết quả và phát hành báo cáo kiểm toán. Những nội dung chủ yếu ở giai đoạn này gồm:
+ soát xét những khoản nợ tiềm ẩn: là việc xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như các khoản tiền có thể bị phạt bị bồi thường do bị kiện tụng…
+ soát xét các sự kiện phát sinh sau: các sự kiện phát sinh sau là những sự kiện có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính phát sinh sau khi kết thúc năm tài chính, khóa sổ lập báo cáo tài chính nhưng trước khi ký báo các kiểm toán, và cả những sự kiện phát sinh sau khi ký báo cáo kiểm toán
=> các khoản nợ và các sự kiện này có thể phát sinh, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và do vậy có thể ảnh hưởng đến ý kiến cảu kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên phải thu thập những bằng chứng cuối cùng cho sự kiện này. Trên cơ đó tổng hợp, đánh giá kết quả và xác định loại báo cáo kiểm toán phù hợp, lập và phát hành báo cáo kiểm toán.
Công ty kiểm toán Thái Dương xin được cung cấp các dịch vụ như:
a) Các dịch vụ kiểm toán, gồm dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán hoạt động, dịch vụ kiểm toán tuân thủ, dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;
b) Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.
c) Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;
d) Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;
e) Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
f) Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
g) Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;
h) Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
i) Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán vui lòng liên hệ với Công ty kiểm toán Thái Dương qua số điện thoại:0978.315.618 hoặc 0904.889.477. Công ty chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ quý vị!