CN, 06 / 2019 2:31 chiều | phamhanh

Mỗi quá trình kiểm toán đề có những bước chuẩn bị cũng như các thông tin để hoàn thành việc kiểm toán, kiểm toán xây dựng cũng vậy. Hãy cùng công ty kiểm toán Thái Dương chúng tôi tìm hiểu về những nội dung chi tiết của công tác kiểm toán xây dựng như sau.

Hình minh họa

Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và việc tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng dự án:

  • Tập hợp, sắp xếp phân loại hồ sơ và tài liệu, kiểm tra và đối chiếu danh mục, nội dung các văn bản pháp lý của toàn bộ công trình.
  • Kiểm tra tính hợp pháp của các Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu và đơn vị khác có liên quan.
  • Kiểm tra sự tuân thủ qui định của Nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng
  • Kiến nghị của kiểm toán viên về việc lưu giữ chứng từ hồ sơ tài liệu và sổ sách kế toán.

Kiểm tra nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ dự án, số vốn đầu tư cấp phát qua các năm, tổng số vốn đầu tư thực hiện cho công trình, vốn đầu tư thực hiện qua các năm:

  • Kiểm tra nguồn vốn trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra việc trình bày và phân loại nguồn vốn đầu tư theo các loại: vốn ngân sách, vốn khấu hao cơ bản, vốn tín dụng, vốn tự bổ sung theo từng năm và toàn bộ công trình.
  • Kiểm tra việc trình bày và phân loại nguồn vốn theo các thành phần: xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác, so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện với cơ cấu vốn ghi trong tổng dự toán và tổng mức đầu tư.
  • Kiểm tra tình hình cấp phát vốn qua các năm, đối chiếu với số liệu của cơ quan cấp phát, cho vay vốn.
  • Phân tích so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện với Tổng dự toán được duyệt

Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và toàn bộ dự án:

  • Kiểm tra tổng hợp chi phí xây lắp trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm
  • So sánh chi phí xây lắp các hạng mục công trình với tổng dự toán được duyệt, so với dự toán trúng thầu, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
  • Kiểm tra việc trình bày và ghi nhận chi phí xây lắp để đảm bảo rằng các chi phí xây lắp phát sinh được ghi chép đầy đủ trong sổ sách và báo cáo tài chính hàng năm.
  • Kiểm tra chi tiết quyết toán của các hạng mục công trình để đảm bảo rằng các chi phí phát sinh là hợp lý, bao gồm: kiểm tra việc áp dụng đơn giá và chính sách trong xây dựng qua từng thời kỳ, kiểm tra khối lượng quyết toán so sánh với thực tế thi công, với hồ sơ trúng thầu, với bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu. Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá có phù hợp với các văn bản qui định chung của Nhà nước và các qui định riêng cho công trình.

Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư – thiết bị:

  • Kiểm tra tổng hợp chi phí thiết bị trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm.
  • So sánh danh mục, chủng loại giá cả thiết bị với tổng dự toán được duyệt, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
  • Kiểm tra chi tiết chi phí thiết bị, so sánh đối chiếu với hợp đồng thiết bị, hoá đơn, chứng từ, biên bản giao nhận, quyết toán lắp đặt để đảm bảo rằng chi phí thiết bị phát sinh là hợp lý.
  • Kiểm tra sự hợp lý của các chi phí tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản bảo dưỡng, phụ phí ngoại thương, lưu kho bãi…

Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác, việc phân bổ các chi phí này cho các hạng mục công trình, Kiểm tra tổng hợp chi phí khác trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm, so sánh đối chiếu với sổ cái và chứng từ kế toán.

  • So sánh giá trị của từng loại chi phí khác đã thực hiện với tổng dự toán được duyệt và chế độ hiện hành về quản lý chi phí khác trong đầu tư xây dựng, xác định nguyên nhân tăng giảm.
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí đền bù hoa màu, tài sản, di chuyển tái định cư trên phạm vi công trình.
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí quản lý dự án, chi phí chuyên gia, chi phí ban đơn giá, chi phí thẩm định, thẩm tra, bảo hiểm…
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí khảo sát, thiết kế, tư vấn giám sát công trình và các loại hình tư vấn khác.
  • Kiểm tra xác định công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng.
  • Kiểm tra xác định giá trị tài sản bàn giao cho đơn vị sử dụng;
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí lãi vay ngân hàng
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chi phí khác như khởi công, đào tạo công nhân

Kiểm tra báo cáo quyết toán và hồ sơ quyết toán dự án:

  • Rà soát, đối chiếu lại toàn bộ các giá trị xây lắp, giá trị vật tư – thiết bị đưa vào sử dụng, tổng số vốn đầu tư theo cơ cấu vốn gồm: Xây lắp, Thiết bị, Kiến thiết cơ bản khác.
  • Cùng Chủ đầu tư đối chiếu lại toàn bộ tình hình công nợ tại thời điểm quyết toán, vật tư, thiết bị tồn đọng. Kiến nghị xử lý về công nợ cũng như vật tư, thiết bị tồn đọng
  • Xác định chi phí không tính vào giá trị công trình để làm căn cứ ghi giảm vốn cho công trình.
  • Kiểm tra việc lập Báo cáo quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2011/TT- BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính..

Nếu Quý vị có nhu cầu kiểm toán báo cáo tài chính năm, xin hãy liên hệ với Công ty kiểm toán Thái Dương qua số điện thoại: 0978.315.618 hoặc 0904.889.477 chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết cùng chuyên mục