Các cuộc kiểm toán có thể khác nhau về thời gian , nội dung , quy mô , nhưng nhìn chung đều phải trải qua một số bước cơ bản. Công ty kiểm toán Thái Dương sẽ giới thiệu với quy trình quy trình kiểm toán của chúng tôi tại Quảng Bình.
Kiểm toán thường trải qua các bước sau:
*Kiểm toán độc lập :
Bước 1 : lập kế hoạch .
Bước 2 : thực hiện kiểm toán .
Bước 3 : hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán .
* Kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ còn có thêm bước 4 .
Bước 4 : theo dõi việc thực hiện kiên nghị của kiểm toán
Bước 1: Lập kế hoạch :
– Phát triển một chiến lược tổng thể và một phương pháp tiếp cân đối tượng kiểm toán, trong một khuân khổ nội dung và thời gian dự kiến .
– Tại sao phải lập kế hoạch để thực hiện được cuộc kiểm toán thành công có hiệu quả theo đúng thời gian dự kiến , đồng thơì giúp cho việc phân công , một cách hợp lý . giúp cho việc phối hợp giữa các kiểm toán viên với nhau và với các chuyên gia khác .
– khi lập kế hoạch ngay khi nhận được giấy mời kiểm toán và trả lời thư mời kiểm toán .
– việc lập kế hoạch là chuẩn mực của kiểm toán viên và dựa trên sự hiểu biết về khách hàng trên lĩnh vực kinh doanh , cơ cấu tổ chức , ban giám đốc .
* Kế hoạch kiểm toán :
– Kế hoạch nội dung(1) :
+ Mục tiêu kiểm toán
+Khối lượng phạm vi công việc.
+Phương pháp kiểm toán dự kiến
+Trình tự các bước trong kiểm toán.
_Kế hoạch nhân sự (2):
+Số lượng kiểm toán viên.
+Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+Tính độc lập của kiểm toán viên
+Phân công các kiểm toán viên vào việc.
+Dự kiến có mời chuyên gia.
_Thời gian kiểm toán (3):
+Tổng quỹ thời gian
+Bắt đầu kết thúc
=> Từ (1) (2) (3) đưa ra được dự trù kiểm toán và đạt được như sau:
3 mức độ:
- Kế hoạch tổng thể
- Kế hoạch chi tiết
- Chương trình kiểm toán cụ thể.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
-là giai đoạn tiến hành thực hiện nội dung chương trình được lập. Thực chất là tiến hành các công việc cụ thể và bao gồm các công việc;
+Ghi nhận hiện trạng tình hình hoạt động doanh nghiệp.
+Đánh giá hệ thống kế toán
+Thực hiện các nội dung cụ thể trong chương trình kiểm toán chi tiết.
+Sử dụng các kỹ thuật để thu thập các bằng chứng kiểm toán
+Ghi chép công việc kiểm toán viên làm thành hồ sơ kiểm toán
+Thảo luận bàn bạc về kết quả kiểm toán và thông nhất ý kiến với các nhà quản lý
+Soạn thảo các dự thảo báo cáo kiểm toán
Chú ý:
Kế hoạch kiểm toán cho dù có được soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch đến đâu thì trong quá trình kiểm toán cũng có thể có tình huống đột xuất phát sinh hoặc là kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng, chứng tỏ rằng những đánh giá những nhận định trước đây là không chính xác và khi cần đảm bảo chất lượng kiểm toán, có thể điều chỉnh, tuy nhiên khi điều chỉnh cần phải có căn cứ xác đáng chứng minh cần phải điều chỉnh và phải ghi vào văn bản.
Bước 3: hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán:
a. nội dung công việc của khâu hoàn tất:
-Kiểm toán viên chính, trưởng đoàn kiểm toán sẽ tổng hợp và đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán viên làm, để nhằm đạt được:
+Đánh giá kế hoạch kiểm toán được thực hiện có hiệu quả hay chưa.
+Xem xét các đánh giá, các phát hiện của kiểm toán viên trong đoàn có chính xác có đủ cơ sở, đủ bằng chứng thích hợp hay không.
+Đánh giá xem mục tiêu kiểm toán đạt được hay chưa.
_Lập báo cáo kiểm toán: Kết thúc quá trình kỉêm toán .
b. Báo cáo kiểm toán:
Khái niệm: là văn bản được kiểm toán viên soạn thảo để trình bày ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý về các thông tin kiểm toán hay( là sự phù hợp của những thông tin đó được xác lập) Đây là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán, có vai trò hết sức quan trọng.
* Các yếu tố của báo cáo kiểm toán:
-Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán
-Số hiệu báo cáo kiểm toán
-Tiêu đề báo cáo kiểm toán
-Người nhận báo cáo kiểm toán
-Mở đầu của báo cáo kiểm toán
-Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán
-ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính đ• được kiểm toán.
-Địa chỉ và thời gian lập báo cáo kiểm toán.
-chữ ký và con dấu.
* Các loại báo cáo kiểm toán:
– Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ : Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ các thông tin kiểm toán trên tất cả các khía cạnh trọng yếu .
– Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần : Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần đối với các thông tin được kiểm toán. Phần chưa chấp nhận được thuộc hai dạng sau đây :
+ Dạng tuỳ thuộc : khi kiểm toán viên bị giới hạn về phạm vi kiểm toán , hoặc là các bằng chứng tài liệu quá mập mờ , khiến kiểm toán viên chưa thể đưa ra những nhận xét , nhưng cũng chưa đến mức ghi rõ ý kiến từ bỏ .
+ Dạng ngoại trừ khi có sự bất đồng kiểm toán viên với nhà quản lý về thông tin đó , nhưng trong quá trình kiểm toán không bị giới hạn phạm vi .
– Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến trái ngược hay không chấp nhận khi có sự bất đồng lơn giữa kiểm toán viên và các nhà quản lý .
– Báo cáo kiểm toán từ chỗ đưa ra ý kiến khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn ngiêm trọng hoặc các bằng chứng, các tài liệu quá mập mờ, khiến kiểm toán viên không kiểm toán theo chương trình đã định từ chối đưa ra báo cáo.
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán vui lòng liên hệ với Công ty kiểm toán Thái Dương qua số điện thoại:0978.315.618 hoặc 0904.889.477.