T6, 06 / 2019 4:59 chiều | phamhanh

Công ty kiểm toán độc lập sẽ kiểm tra hầu hết các tài khoản kế toán mà công ty bạn phát sinh như cơ quan thuế xuống quyết toán. Mục đích của việc kiểm toán là để xem doanh nghiệp bạn có sai sót ở đâu không trong quá trình hạch toán trong năm đó và bạn phải sửa lại theo ý kiến bên kiểm toán. Hãy cùng công ty kiểm toán Thái Dương tìm hiểu về các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán để hiểu rõ hơn nhé.

Ảnh minh họa

Theo quy định tại Điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và Điều 15 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập thì các đối tượng sau đây bắt buộc phải kiểm toán:

1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;

c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

2. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

c) Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

d) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

3. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

4. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính.

Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;

b) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;

c) Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi để cấp chứng chỉ kiểm toán viên; cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kiểm toán viên;

d) Quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

đ) Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;

g) Thanh tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm toán độc lập của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;

h) Quy định về cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;

i) Quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán; công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề;

k) Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán;

l) Tổng kết, đánh giá về hoạt động kiểm toán độc lập và thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;

m) Hợp tác quốc tế về kiểm toán độc lập.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập tại địa phương.

Mức phạt hành chính nếu không tiến hành kiểm toán:

Điểm h khoản 2 Điều 10 Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và công khai báo cáo tài chính: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán”.

Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán vui lòng liên hệ với Công ty kiểm toán Thái Dương qua số điện thoại:0978.315.618 hoặc 0904.889.477. Dịch vụ kiểm toán độc lập của Công ty kiểm toán Thái Dương không chỉ quan tấm đến tính trung thực, độc lập, khách quan. Ngoài ra, còn hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro sai sót trong hệ thống kế toán, thuế. 

Bài viết cùng chuyên mục