T4, 06 / 2019 9:14 sáng | phamhanh

Trong kinh tế thị trường, thẩm định gía tài sản được áp dụng cho nhiều mục đích kinh tế khác nhau như mua bán, thế chấp, cho thuê, bảo hiểm, tính thuế, thanh lý, đầu tư…Kết quả thẩm định giá sẽ được sử dụng để ra quyết định trong nhiều tình huống khác nhau. Vậy quy trình thẩm định giá tài sản mới nhất được thực hiện như thế nào? Hãy cùng công ty Kiểm toán Thái Dương tìm hiểu qua bài viết sau

Hình minh họa

Quy trình thẩm định giá tài sản
Bước 1: Nhận yêu cầu thẩm định

  • Tiếp nhận yêu cầu thẩm định của khách hàng
  • Ký kết hợp đồng thẩm định giá
  • Lập biên nhận hồ sơ định giá
  • Thông báo kê hoạch đến hiện trường.

Bước 2: Lập phương án định giá tài sản:

1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và loại hình giá trị làm cơ sở thẩm định giá.

– Các đặc điểm cơ bản về pháp lý, về kinh tế kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá.
– Xác định mục đích thẩm định giá của khách hàng / thẩm định giá
– Xác định nguồn dữ liệu cần thiết cho thẩm định giá / cơ sở giá trị của tài sản.
– Thẩm tra các hồ sơ, tài liệu liên quan do khách hàng cung cấp. Nếu phát hiện hồ sơ không hoàn chỉnh, hoặc không đầy đủ phải kịp thời yêu cầu khách hàng bổ sung. Nếu phát hiện có dấu tích sửa chữa, làm giả phải xác minh, làm rỏ

2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

– Lập phương án phân công chuyên viên và tổ soát xét cùng thực hiện các nghiệp vụ.
– Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
– Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về tài sản, tài liệu so sánh.

Bước 3: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin

1.Khảo sát hiện trường:

Khảo sát hiện trạng thực tế của tài sản, ghi nhận lại về thông số của tài sản, đánh giá nhanh tình trạng tài sản.
Chụp ảnh/quay phim tài sản theo dạng toàn cảnh và chi tiết, và những chứng cứ quan trọng.

2. Thu thập thông tin

Ngoài các số liệu thu thập từ khảo sát hiện trường, các thông tin sau sẽ được thu thập:
– Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, thu nhập, pháp lý của tài sản so sánh.
– Các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua –
người bán tiềm năng.
– Các số liệu về kinh tế xã hội, môi trường, những yếu tố tác động đến giá trị, những đặc trưng của thị trường tài sản để nhận biết sự khác khâu giữa khi vực tài sản thẩm định giá tọa lạc và khu vực lân cận (đối với Bất động sản) .
– Các thông tin về những yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của tài sản (địa chất, bản đồ địa chính, quy hoạch, biên giới hành chính, cơ sở hạ tầng…) (đối với bất động sản) .

3. Phân tích thông tin

– Phân tích những thông tin từ việ khảo sát hiện trường tài sản / đặc trưng của thị trường cần thẩm định giá:
+ Bản chất và hành vi ứng xử của những người tham gia thị trường.
+ Xu hướng cung cầu trên thị trường tài sản.
+ Ảnh hưởng của xu hướng trên đến giá trị tài sản đang thẩm định giá.
– Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu tài sản:
+ Sự hợp lý, tính khả thi trong sử dụng tài sản, xem xét đến mối t ương quan giữa việc sử dụng hiện tại và sử dụng trong tương lai.
+ Sự thích hợp về mặt vật chất, kỹ thuật đối với việc sử dụng t ài sản: Xác định và mô tả đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tính hữu dụng của tài sản.
+ Sự hợp pháp của t ài sản trong việc sử dụng, những hạn chế riêng theo hợp đồng, theo quy định của pháp luật.
+ Tính khả thi về mặt tài chính: phân tích việc sử dụng tiềm năng của tài sản trong việc tạo ra thu nhập, xem xét các yếu tốt giá trị thị trường, mục đích sử dụng, trong tương lai, chi phí phá bỏ và giá trị còn lại của tài sản, lãi suất, rủi ro, giá trị vốn hóa của t ài sản.
+ Hiệu quả tốt đa trong sử dụng tài sản: Xem xét đến năng suất tối đa, chi phí bảo dưỡng,các chi phí phát sinh cho phép tài sản được sử dụng đến mức cao nhất và tốt nhất.

Bước 4: Xác định giá trị tài sản

Lựa chọn các phương pháp xác định giá trị phù hợp với mỗi loại tài sản.
– Phân tích, đánh giá và tính toán để xác định giá trị tài sản theo các phương pháp đã lựa chọn.
– Lựa chọn giá trị cuối cùng căn cứ trên việc so sánh giá trị được xác định từ sự kết hợp các phương pháp đó.
Phản biện của tổ thẩm định/ thẩm định viên và giải trình, chứng minh về kết quả thẩm địng giá của chuyên viên hiện trường, chuyên viên phan tích.
Tiến hành hoàn thiện hồ sơ và điều chỉnh, lựa chọn kết quả tốt nhất với độ tin cậy cao nhất.

Bước 5: Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá

– Dựa trên cơ sở báo cáo của thẩm định viên và tổ thẩm định, thư ký được phân công tiến hành định giá lập Báo cáo và Chứng thư Thẩm định giá.
– Báo cáo và Chứng thư Thẩm định giá được trình lãnhh đạo soát xét, nếu đạt yêu cầu sẽ được phát hành kết quả.
Kết quả được ghi nhận, có hiệu lực và được bảo lưu. Kết thúc hồ sơ thẩm định

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với công ty Kiểm toán Thái Dương để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục